Hầu hết gia đình nào cũng lựa chọn cho mình một không gian để thờ phượng các đấng bề trên và tổ tiên. Người công giáo cũng vậy, bàn thờ gia tiên được họ chăm chút tỉ mỉ. Nắm vững kiến thức để bạn tôn thờ tổ tiên đúng lời Chúa dạy nhất. Cùng Tượng Vũ Đức chia sẻ ý nghĩa về bàn thờ bề trên ngay sau đây nhé!
Sơ lược về bàn thờ gia tiên người công giáo
Bàn thờ gia tiên là nơi thờ cúng tổ tiên, người thân đã mất của người công giáo. Nơi đây được đặt các di ảnh, lư hương. Cùng điểm danh các dạng bàn thờ tổ tiên người công giáo sau đây:
- Bàn thờ chúa được đặt trên tủ chuyên dụng: Đây là dạng thờ được thiết kế dùng cho nơi thờ tự. Tủ có chiều cao khoảng ngang đầu người, kích thước vừa phải. Hầu hết các sản phẩm tủ này được thiết kế bằng gỗ tự nhiên, ít chi tiết, kèm một số hoa văn tạo thẩm mỹ.Tủ có chỗ đựng kinh sách và các sản phẩm công giáo.
Bàn thờ gia tiên được thiết kế khá gọn
- Mẫu bàn thờ thiết kế đơn giản: Đây là loại bàn thờ có kệ lắp ráp trực tiếp lên tường. Thường kệ có kích thước khá gọn, vừa đủ để di ảnh, sách kinh thánh, đèn, nến, lư hương,…
- Mẫu bàn thờ trang trọng: Mẫu bàn thờ này trang trọng ở chỗ chứa nét đẹp hiện đại. Bề mặt được điêu khắc hoa văn vô cùng sắc sảo. Các mẫu này thường dùng cho các địa điểm không gian lớn như nhà thờ, gia đình, chốn linh thiêng, …
- Bàn thờ kèm chân đèn: Mẫu bàn thờ 2 trong 1 khá tiện lợi và được nhiều người lựa chọn. Tấm kệ vừa để được vị trí thờ vừa đặt được đèn chiếu sáng. Mô hình này giúp không gian thờ tự được tôn nghiêm và thẩm mỹ.
Bàn thờ gia tiên có gì?
Mỗi tôn giáo sẽ có đặc điểm riêng về bàn thờ gia tiên của họ. Chung quy lại, ý nghĩa của việc làm này là nhớ ơn ông bà cha mẹ người đã khuất. Hy vọng rằng họ có cuộc sống tốt hơn “nơi chín suối”. Việc lập bàn thờ trong gia đình cũng thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ người thân đã mất.
Bàn thờ thường sẽ có di ảnh của từng người thân trong gia đình kèm ly hương. Đây là dạng bàn thờ đơn giản nhất của người công giáo. Vào các ngày giỗ tưởng nhớ người thân đã khuất, họ sẽ đặt lên bàn thờ dĩa trái cây, dọn bàn ăn và cúng bình thường.
Bàn thờ của người theo đạo công giáo đơn giản nhưng luôn gọn gàng sạch sẽ.
Vị trí bàn thờ gia tiên luôn ở thấp hơn nơi thờ phượng Chúa
Ý nghĩa và bàn thờ tổ tiên người công giáo
Người Việt Nam vốn “uống nước nhớ nguồn”, nên việc thờ phượng ông bà tổ tiên là đạo hiếu. Riêng với người công giáo cũng vậy, bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Đây là nơi hàng ngày mọi thành viên trong gia đình cùng nhau thắp hương nguyện cầu.
Vị trí của bàn thờ tổ tiên
Cũng như những tôn giáo khác, bàn thờ tổ tiên của đạo Thiên Chúa sẽ được lựa chọn những vị trí thông thoáng trong nhà. Phần đa số các gia đình lựa chọn phòng khách để việc thờ cúng diễn ra thuận tiện. Nơi đây được đặt các tấm hình tưởng nhớ người đã khuất. Việc vệ sinh bàn thờ hàng ngày sạch sẽ cũng là yếu tố quan trọng, giúp không gian thờ tự được “thiêng” hơn.
Ngoài việc thiết lập không gian thờ tự trang trọng, khu vực bàn thờ còn là nơi các thành viên tụ họp cầu nguyện và suy niệm. Việc này giúp mỗi thành viên trong gia đình có sự liên kết đồng lòng với nhau. Do đó, bàn thờ đóng vai trò cực kì quan trọng với người theo đạo Chúa. Đây được xem là một phần của đời sống đức tin truyền thống người Việt.
Quy định về bài trí bàn thờ tổ tiên
Theo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đạo hiếu với ông bà tổ tiên là việc làm rất quan trọng. Bao gồm cả việc hiếu thuận với bề trên khi còn sống, và tưởng nhớ khi đã khuất. Điều này được mỗi gia đình thực hiện qua các sự kiện hàng năm.
Bàn thờ tổ tiên có hình ảnh để thờ phượng
Ông bà cha mẹ chính là người đã sinh ra, nuôi nấng, cho chúng ta động lực để sống tốt mỗi ngày. Do đó, chúng ta luôn đặt đạo hiếu lên làm đầu tiên, tôn trọng, sẻ chia. Theo luật công giáo chúng ta cần:
- Cấm thực hiện những hành vi mê tín dị đoan, thực hiện theo lời Chúa dạy.
- Thực hiện các việc để bày tỏ lòng yêu nước, kính trên nhường dưới, tưởng nhớ người đã mất, … Đây đều là những việc làm theo “đạo làm người” của Việt Nam ta từ thời xưa. Treo hình, dựng tượng đặt trong gia đình để tưởng nhớ. Bạn cần cúi mình, nhớ ngày giỗ, tên thánh bề trên của mình.
- Bạn được đốt nhang, thắp nến, đọc kinh thánh trước bàn thờ tổ tiên hàng ngày.
- Tham dự hoạt động xã hội về văn hóa dân tộc, di sản, kết nối thế hệ tương lai.
Nên tách riêng hay chung bàn thờ gia tiên và bàn thờ chúa?
Đối với người công giáo, việc tách riêng hay chung bàn thờ chúa và gia tiên là tùy thuộc mong muốn từng gia đình.
Nhiều gia đình công giáo muốn để chung vừa tín ngưỡng, vừa tổ tiên để cầu nguyện chung với nhau. Như chúng ta đã nhắc đến ở trên, tôn giáo và gia đình là thể thống nhất. Họ vừa cầu nguyện cho tổ tiên, dâng những câu kinh lên Chúa. Rõ ràng đây là một thiết kế tiện cho mọi gia đình, được ưu tiên lựa chọn
Bàn thờ gia tiên cùng không gian với bàn thờ chúa
Một số ít khác lại muốn tách rời bàn thờ chúa và vị trí thờ tự của ông bà bề trên. Họ suy nghĩ rằng, thờ tự Chúa và tôn kính ông bà là không giống nhau. Họ tách rời việc thờ cúng ông bà, thắp hương cầu nguyện riêng. Việc thờ tự chúa, dâng những câu kinh được họ thực hiện riêng. Họ lo lắng rằng, việc đặt chung Chúa và gia tiên sẽ dễ gây nhầm lẫn về phía tâm linh.
Người theo đạo Chúa có thờ cúng, tổ chức giỗ cho tổ tiên?
Sách kinh thánh có dạy, người công giáo tôn vinh chúa Giêsu, Mẹ Maria, Thánh thể, các thánh và thiên thần. Do đó, nghi thức thờ cúng bàn thờ gia tiên không nằm trong danh mục này. Đạo công giáo gia nhập vào Việt Nam từ rất nhiều năm trước. Từ khi sơ khai, người Việt theo đạo không thờ phượng cha mẹ.
Thế nhưng, việc thờ tự tổ tiên và thờ cúng người thân đã mất là phong tục tập quán của nhiều quốc gia trên thế giới. Đây được xem như là truyền thống gia đình, thực hiện tình nghĩa, đạo hiếu. Do đó, mỗi tín hữu công giáo sẽ có cách thờ phụng gia tiên khác nhau. Việc làm tròn đạo hiếu là thể hiện tình người, tình thương giữa người với người. Tôn giáo hướng đến điều tốt, thì việc thờ phượng ông bà là một điều nên và bắt buộc phải có.
Đơn giản hóa nhất là họ thờ đúng phần di ảnh của tổ tiên. Đây là nơi họ cầu nguyện với Chúa về người thân đã mất. Dù đây không phải là nghi lễ chính thức, nhưng hầu hết mọi gia đình công giáo tại Việt Nam được phép tôn thờ tổ tiên.
Kết bài
Tượng Vũ Đức không chỉ là đơn vị cung cấp bàn thờ gia tiên giá rẻ mà còn đảm bảo mẫu mã hiện đại. Các sản phẩm của chúng tôi được khách hàng trên cả nước ưa chuộng lựa chọn, đánh giá cao về chất lượng. Đơn vị sở hữu xưởng gia công mỹ nghệ công giáo chuyên nghiệp. Để sở hữu bộ bàn thờ gia công giáo, bàn thờ chúa bền đẹp rẻ, liên hệ đến chúng tôi khi bạn có nhu cầu nhé!
Thông tin liên hệ xưởng tượng VŨ ĐỨC
Địa chỉ: Yên Trị, Ý Yên, Nam Định
Hotline/zalo: 0975.92.00.93
Khách hàng có thể lựa chọn nhiều mẫu bàn thờ công giáo tại: https://tuongvuduc.com/danh-muc/ban-tho-cong-giao-thien-chua/